Mối đe dọa mới từ virus h9n2

Nguyễn Văn Phúc 03/03/2022
moi-de-doa-moi-tu-virus-h9n2

Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Maryland và Bệnh viện Nhi đồng St. Jude ở Memphis đã bày tỏ lo ngại về dòng virus cúm gia cầm mang tên H9N2, dễ có khả năng lây truyền từ người sang người và gây nên dịch bệnh. Nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố hôm 13-8, trên tạp chí khoa học PloS ONE

Hầu hết các chuyên gia về bệnh cúm cho rằng khả năng xảy ra một đại dịch cúm quy mô toàn cầu là điều khó tránh khỏi. Không ai nói trước dòng virus nào sẽ gây nên đại dịch này nhưng giới khoa học vẫn bày tỏ lo ngại đối với virus H5N1, cho rằng với chút ít biến đổi, H5N1 có thể lây truyền dễ dàng hơn từ người sang người. Nghiên cứu mới cho thấy H5N1 không phải là virus duy nhất có thể gây nguy cơ nói trên. H9N2 là virus gây bệnh cúm ở loài có lông vũ nhưng từng gây bệnh cho ít nhất 4 trẻ em ở Hồng Kông cũng như heo và gia cầm ở châu Âu và châu Á. Sự biến đổi ở H9N2 làm cho vius này nguy hiểm hơn rất nhiều và dễ gây bệnh cho chồn cũng như lây truyền từ loài động vật này sang loài động vật khác.

Các nhà khoa học đã phối hợp H9N2 với H3N2 – loại virus cúm theo mùa ở người - và cho rằng nếu một người hoặc con vật nào đó bị nhiễm hai dòng virus này cùng một lúc thì sự kết hợp này có thể xảy ra phổ biến trong tự nhiên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hàng trăm dòng virus cúm ở loài có lông vũ, nhưng bốn dòng được biết có khả năng gây bệnh cho người là H5N1, H7N3, H7N7 và H9N2.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN